Phục hồi lại chức năng ngón tay do bệnh viêm khớp hoặc do gặp phải các chấn thương gãy xương bàn tay, ngón tay là việc vô cùng quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Máy tập phục hồi chức năng ngón tay, giúp các bạn hiểu hơn về dụng cụ này cũng như tầm quan trọng của việc tập phục hồi cho ngón tay nhé.
Hiểu về máy tập phục hồi chức năng ngón tay
Máy tập phục hồi chức năng ngón tay được thiết kế tương tự như một chiếc găng tay (nên còn được gọi là găng tay robot), có chức năng tập liên tục và đối chiếu, giúp bệnh nhân tập luyện mỗi ngày, phục hồi lại chức chức năng của bàn và ngón tay nhanh chóng, hiệu quả.
Găng có 2 chế độ: Tâp thụ động liên tục và tập đối chiếu (găng bắt chước theo hoạt động của tay lành)
Máy tập phục hồi chức năng ngón ta có những ưu điểm như:
- Nhỏ gọn, có thể dễ dàng mang theo tới bất cứ đâu, tập mọi nơi, mọi lúc.
- Các chế độ thao tác và điều khiển dễ dàng.
- Mức giá rẻ, người bệnh có thể dễ dàng mua và tập tại nhà.
- Có thể tập đơn lẻ cho từng ngón.
- Được trang bị màn hình cảm ứng để theo dõi các thao tác.
- Độ an toàn cao, bền bỉ, dễ dàng sử dụng.
https://haiminhtsc.vn/wp-content/uploads/2022/11/H6b0acb828852428a8d7b3be5c9d833b7b-min.jpg
Hiểu về phục hồi chức năng ngón tay
Thống kê cho thấy có khoảng 20% trường hợp bị gãy ngón tay có để lại chứng vĩnh viễn và gây ra tình trạng tàn phế. Có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị gãy xương bàn tay cũng như ngón tay, nhưng phổ biến nhất vẫn là nắn chỉnh, cố định. Nắn chỉnh là đưa xương gãy về lại vị trí tự nhiên ban đầu, sau đó cố định để giữ xương ở vị trí nhất định giúp liền xương.
Sau khi trải qua giai đoạn bất động thì xương đã lành, tình trạng tổn thương ổn định thì bỏ bột, tháo nẹp. Lúc này xương đã liền lại và có thể chịu được lực tác động nhất định. Đây là thời điểm thích hợp để tiến hành tập phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng đốt ngón tay cần tới sự kiểm tra, hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương cụ thể mà có được phương pháp phục hồi hợp lý, tránh sự tổn thương đến các đốt ngón tay.
Trước tiên là ngâm bàn tay, ngón tay vào trong nước ấm để làm mềm cơ, tiếp đó là xoa bóp nhẹ nhàng cho ngón tay bị gãy. Vuốt dọc theo 2 bên ngón tay để giãm mềm các dây chằng cũng như sẹo rút (nếu có). Cần làm nhiều lần, nhẹ nhàng để tránh bị trầy xước. Sau đó các bạn cần tập cử động có trợ giúp nhẹ nhàn cho bàn tay, ngón tay, tập các động tác gấp – duỗi, lưu ý tập gập nhiều hơn duỗi.
Sau một thời gian các ngón tay dần trở nên linh hoạt hơn, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập cử động khéo léo hơn, tập cầm – nắm – nhặt những vật nhỏ.
Trong giai đoạn tập phục hồi cần kiên trì, tập đều đặn, bắt đầu với các động tác dễ tới khó dần.
Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn hiểu về Máy tập phục hồi chức năng ngón tay. Các bạn hãy áp dụng để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé !
Nguồn: Dụng cụ tập vật lý trị liệu