Những điều cần biết khi sử dụng máy chạy bộ điện

Ngày đăng 02/08/2019 15:07

Máy chạy bộ điện đã và đang trở thành thiết bị luyện tập thể dục quen thuộc với các gia đình hiện nay. Máy giúp rèn luyện sức khỏe dẻo dai, mang đến thân hình thon thả, phòng tránh một số bệnh về tim mạch, huyết áp và béo phì… không ai có thể phủ nhận được lợi ích của việc sở hữu một chiếc máy chạy bộ điện.

Những điều cần biết khi sử dụng máy chạy bộ điện

may-chay-bo-dien-da-nang

Sử dụng và điều khiển máy chạy bộ không khó do nó được thiết kế dễ dàng cho mọi lứa tuổi có thể sử dụng. Tuy nhiên, để sử dụng máy một cách hữu dụng và lâu dài nhất, tránh rủi ro và bảo quản tốt máy, người sử dụng cần quan tâm  Những điều cần biết khi sử dụng máy chạy bộ điện được Daiviet Sport chia sẻ dưới đây:

1. Nguồn điện cung cấp cho máy:

Các loại máy chạy bộ gia đình đều sử dụng động cơ điền 1 chiều DC. Vì vậy, nếu nguồn điện sử dụng không ổn định sẽ rất dễ gây cháy nổ bộ bo mạch chuyển đổi dòng điện, làm giảm đi đáng kể tuổi thọ của máy chạy. 
Nguồn điện khuyến cáo là 220V, bạn có thể sử dụng bộ bình ổn điện áp cho máy chạy bộ để tuổi thọ của máy được cao hơn.

2. Vị trí đặt máy:

Máy nên được đặt ở vị trí thoáng mát, rộng rãi, tránh các khu vực tiếp xúc với nước, chất lỏng hay khu vực có độ ẩm cao vì như vậy dễ gây tích tụ vi khuẩn, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tập. Ngoài ra, tuyệt đối tránh xa các đồ vật dễ cháy nổ để tránh rủi ro hỏa hoạn.

Để hoạt động tốt thì máy cần được đặt ở trên một mặt phẳng và đặt tại nơi chịu lực tốt để phục vụ trong quá trình vận động. Máy phải được đặt cách các đồ vật khác ít nhất 0.5m nhằm đảm bảo an toàn và tạo sự thoải mái khi luyện tập.

3. Sử dụng khóa an toàn trên máy:

Khóa an toàn trên máy chạy bộ điện gia đình được thiết kế để đề phòng trường hợp người chạy bị quá sức hay mất đà, bị trượt ra ngoài bàn chạy gây nguy hiểm.

Khóa an toàn được sử dụng như sau: người sử dụng kẹp dây vào áo hoặc quần với khoảng cách dây phù hợp trong lúc chạy, khi xảy ra tai nạn kéo bạn đi ra khỏi tầm dây nó sẽ ngắt khóa an toàn, máy lập tức dừng lại, đảm bảo cho người tập không bị ngã hay gặp phải những chấn thương đáng tiếc.

Khóa an toàn có thể tắt máy ngay lập tức, tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng khóa an toàn để tắt máy sau khi hoàn thành bài tập luyện vì nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến bảng điều khiển của máy chạy bộ. Bên cạnh đó, khi máy đang hoạt động ở tốc độ cao, việc ngắt khóa an toàn khiến máy dừng đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ bền động cơ. 

Vì vậy, chỉ trong những tình huống nguy hiểm, bất khả kháng mới nên sử dụng khóa an toàn để tắt máy, người sử dụng không nên lạm dụng chức năng này.

4. Tư thế khi khởi động máy:

Khởi động trước khi đi vào bất cứ bài tập nào là điều bắt buộc để giúp cơ thể quen với vận động và giúp tránh những rủi ro không đáng có khi tập. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng để bước vào tập luyện với máy chạy bộ, bạn nên đứng trong bàn chạy rồi hãy bấm nút khởi động. Bất kỳ máy chạy bộ nào, 3 - 5 giây sau khi bấm nút bắt đầu máy mới hoạt động, hãy chờ khi nào băng tải kéo bạn đi gần hết bàn chạy mới bước tới để làm quen với tốc độ quay của băng tải, sau đó tăng dần vận tốc của máy để tập luyện.

Tuyệt đối không đứng trên hai thành máy chờ đến khi máy tăng tốc rồi mới bước vào để tập luyện, điều này không những gây mất an toàn với người tập mà còn ảnh hưởng đến độ bền của bàn chạy. 

5. Bảo quản máy khi không sử dụng:

Trong quá trình tập luyện, không tránh khỏi việc cơ thể ra nhiều mồ hôi và nhỏ xuống bàn chạy hoặc vương lên các bộ phận của máy chạy. Mồ hôi đọng lại sẽ dễ gây gỉ sét khung sườn bằng thép của máy cũng như làm băng tải bị oxy hóa, đồng thời, còn có nguy cơ tích tụ vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế sau khi tập luyện chúng ta cần vệ sinh lau sạch để máy được bền đẹp lâu hơn.

Máy nên được bảo dưỡng định kỳ khoảng 5 - 6 tháng một lần để máy hoạt động được trơn tru và tránh được những hỏng hóc không đáng có.
 

 

Sản phẩm khác : bán ghế massage tại nhà, bán dụng cụ thể thao ngoài trời.