Tìm hiểu các huyệt trên bàn chân và cách tác động
Trên bàn chân có nhiều huyệt đạo mà khi day bấm có thể tác động tốt tới sức khỏe con người.
* Huyệt thương khâu:
- Vị trí: tìm mắt cá chân phía trong, sờ để xác định điểm lõm ở dưới mắt cá. Khi nào ấn xuống thấy lõm hẳn thì đó chính là huyệt thương khâu.
- Công dụng: huyệt thương khâu có thể giúp khí huyết lưu thông bên trong cơ thể, có tác động tốt tới hệ tiêu hóa, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…
- Cách tác động: xác định huyệt rồi dùng ngón cái bấm và giữ tại huyệt trong khoảng 1-2 phút. Bạn nên kiên trì thực hiện cho cả 2 chân từ 3-5 lần.
* Huyệt giải khê:
- Vị trí: xác định huyệt rất đơn giản. Đầu tiên bạn sờ lên bàn chân để tìm ngón chân cái và ngón chân trỏ. Giữa 2 chân có 1 điểm lõm hẵn xuống. Từ điểm này di lên cổ chân 1 đường thẳng tắp, đến khi nào tới nếp gấp cổ chân thì dừng lại. Huyệt giải khê là điểm chính giữa của đường nếp gấp này.
- Công dụng: huyệt giải khê có thể tác động sâu đên xương khớp và hệ thần kinh của cơ thể. Day bấm huyệt này có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp và thần kinh như đau khớp, đau thần kinh tọa, tê cứng chân kéo dài, đau đầu…
- Cách tác động: dùng ngón cái ấn vào huyệt giải khê và day nhẹ nhàng theo chuyển động tròn khoảng 1-3 phút. Kiên trì day bấm hàng ngày, sức khỏe bạn sẽ được cải thiện.
* Huyệt dũng tuyền:
- Vị trí: giơ bàn chân lên, tìm lòng bàn chân. Xác định 1 điểm nối ở 2/5 chính giữa bàn chân, bắt đầu từ ngón trỏ di xuống. Huyệt dũng tuyền chính là điểm lõm này.
- Công dụng: huyệt dũng tuyền là huyệt có mối liên hệ mật thiết tới cơ quan thận bên trong cơ thể. Day bấm huyệt dũng tuyền sẽ cải thiện hoạt động của thận, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến thận, bổ thận, tráng dương.
- Cách tác động: đặt bàn chân lên chân kia, dùng ngón cái day tròn vào huyệt với một lực nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút. Huyệt dũng tuyền nên được day bấm vào buổi sáng khi ngủ dậy mới có hiệu quả cao.
* Huyệt nội đình:
- Vị trí: đây là huyệt nằm tại vị trí từ giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân giữa đi lên mu bàn chân. Đây chính là điểm nối xương đốt thứ nhất là ngón trỏ.
- Công dụng: day bấm huyệt nội đình có thể chữa được chứng bệnh đau răng, khó tiêu, chướng bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII…
- Cách bấm huyệt: dùng ngón trỏ bấm và giữ huyệt khoảng 1-2 phút thì dừng lại, thực hiện cho cả 2 chân.
* Huyệt bát phong:
- Vị trí: 8 điểm kẽ ngón chân của 2 bàn chân.
- Công dụng: day bấm huyệt có thể chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh của chân…
- Cách bấm huyệt: bạn dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào huyệt rồi day tròn trong vòng 1 phút.
*Huyệt thái xung:
- Vị trí: từ kẽ ngón chân cái và ngón giữa đo lên mu bàn chân khoảng 2 thốn theo đường thẳng.
- Công dụng: giúp ổn định huyết áp, giảm đau khi đến kì kinh nguyệt…
- Cách bấm huyệt: bạn dùng ngón cái bấm vào huyệt với 1 lực vừa phải khoảng 2-3 phút, khi nào thấy hơi đau tức thì dừng lại.
Trên đây là thông tin các huyệt trên bàn chân mà khi day bấm có thể giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.